Tại sao xuất bản một quyển sách có thể chia sẻ được thương hiệu văn hóa cho một doanh nghiệp?

By Nhãn: vào lúc

Tại sao xuất bản một quyển sách có thể chia sẻ được thương hiệu văn hóa cho một doanh nghiệp?

 

Đây là một các câu hỏi hay. Một thương hiệu văn hóa doanh nghiệp là điều mà tại Hoàng Gia Chúng tôi theo đuổi với các giá trị thuộc về văn hóa cho doanh nghiệp. Hầu hết mọi người khi nói về văn hóa cho công ty và doanh nghiệp thì thường hướng đến văn hóa nội bộ.

 


Thế nào là hướng về văn hóa nội bộ? Hướng về văn hóa nội bộ có nghĩa là chúng ta tạo ra một thói quen trong nội bộ doanh nghiệp của chúng ta. Khi đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ tạo ra một bộ khuôn mẫu về nhận dạng. Ví dụ, đối với Thế giới di động, khi mọi người bước vào Thế giới di động, người bảo vệ sẽ chào họ và sau đó nhân viên lễ tân cũng sẽ chào khách hàng. Điều đó lặp đi lặp lại ở tất cả các nơi khác nhau tại Thế giới di động. Và khách hàng sẽ cảm thấy đây là một văn hóa của thế giới di động. Hay màu chủ đạo của Thế giới di động là màu vàng, đối với Vietcombank thì là màu xanh lá cây, Techcombank là màu đỏ, BIDV thì màu xanh dương… Đó được gọi là những thứ tạo nên thương hiệu hay được gọi là văn hóa mà khách hàng nhìn vào.

 

Vấn đề màu sắc hay thói quen được gọi là bộ nhận diện thương hiệu màu sắc, bộ nhận diện thương hiệu dựa trên thói quen. Người ta gọi đó là văn hóa doanh nghiệp. Nhưng thực ra nó chỉ là yếu tố nội hàm của doanh nghiệp dựa trên nội bộ của công ty. Thực ra văn hóa là một khái niệm rất lớn.  Lớn đến mức mà nó bao trùm lên toàn bộ xã hội. Văn hóa là gì? Một trong những định nghĩa lớn nhất về văn hóa mà chúng ta biết được trong các thời đại đã qua, theo như những nhà nghiên cứu về khoa học tâm lý học con người, chúng ta có trên 165 định nghĩa về văn hóa.

 

Điều đó có nghĩa rằng khi nói về lĩnh vực văn hóa, nó là một định nghĩa rất lớn. Riêng tôi rất thích định nghĩa sau đây về văn hóa. Đó chính là: “Văn hóa là thứ còn lại sau những gì đã mất, là thứ còn nhớ sau những gì đã quên”. Đây là một định nghĩa rất lớn về văn hóa mà tôi nghĩ rằng ai làm trong lĩnh vực văn hóa cũng biết được. Ví dụ như nền văn hóa trống đồng của Việt Nam. Đó là thứ còn lại sau những gì đã mất. Có nghĩa là trống đồng  đã tồn tại ở một thời đại qua hơn hai ngàn năm và đi vào huyền thoại của dân tộc Việt Nam. Hay người ta nhớ đến Việt Nam như một quốc gia anh hùng. Người ta nhớ đến Việt Nam như là một trong những quốc gia Do thái của Phương Đông, đó là “còn lại sau những gì đã mất và  còn nhớ sau những gì đã quên”.

 

Sau tất cả những gì đã đi qua, khách hàng sẽ nhớ về thương hiệu của bạn, thương hiệu doanh nghiệp của bạn. Đó chính là văn hóa cá nhân, văn hóa thương hiệu. Và điều đó chỉ có thể tạo ra một giá trị rất lớn khi thuộc giá trị về cộng đồng. Cho nên thứ văn hóa mà chúng tôi chia sẻ trong những quyển sách chính là loại văn hóa mà chúng ta tác động vào khách hàng, vào thị trường, vào cộng đồng, xã hội và đặc biệt là văn hóa tác động vào con người. Đó mới chính là văn hóa mà chúng ta sẽ không làm được ở bất kỳ một  doanh nghiệp nào khác ngoài doanh nghiệp của bạn.

 

Nó không chỉ là vấn đề về nội bộ mà còn là vấn đề về ngoại bộ, vấn đề về thị trường, vấn đề về tiếp thị bên ngoài. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta cần phải xây dựng văn hóa cho thị trường.  Và với ý nghĩa quan trọng đó,  xuất bản sách chính là xuất bản nhà phát hành quyển sách mang tên thương hiệu của bạn. Để tác động vào thị trường, ta phải làm văn hóa cho thị trường. Và điều quan trọng nhất đó là chúng ta là một văn hóa đúng nghĩa chứ không phải chỉ là văn hóa của cho doanh nghiệp. Bởi vì nếu chỉ nói văn hoá nội bộ cho doanh nghiệp không thì điều đó không thể nào, nó không phải chỉ là văn hóa ở đây. Mà văn hóa ở đây chính là tác động vào thị trường, tác động vào cộng đồng, tác động vào xã hội và tác động vào con người.

 

Đó là loại văn hóa mà tại Hoàng Gia, chúng tôi muốn thấy được và chia sẻ được cho thị trường những điều mà chúng tôi có thể làm được. Từ đó,  bạn có thể phát hành quyển sách của mình ra ngoài thị trường. Đặc biệt, tại Việt Nam, chúng ta có một trường hợp mà văn hóa đọc sách và phát triển văn hóa doanh nghiệp, đó là văn hóa café Trung Nguyên. Họ làm ra những quyển sách trong đó có: “Quốc gia khởi nghiệp” ;“Lý do làm giàu”; “Đắc Nhân Tâm”  “Không bao giờ là thất bại tất cả chỉ là thử thách”. Đó là trường hợp gần như duy nhất sách tác động lên văn hóa của con người, văn hóa của thị trường, cộng đồng và xã hội, để có thể đưa giá trị của doanh nghiệp, của mô hình kinh doanh và sản phẩm cafe đi ra ngoài thị trường.

 

Chúng tôi tin rằng trong thời gian sắp tới, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp, những doanh nhân có thể làm được điều đó và thậm chí làm tốt hơn nữa. Chỉ có như vậy mới tạo nên một quốc gia Việt Nam cường thịnh, cũng như có thể xây dựng được một lĩnh vực văn hóa sản phẩm văn hóa kinh doanh văn hóa phong cách sống. Và đó là một  điều rất lớn chứ không phải chỉ là văn hóa nội bộ như chúng ta đã từng biết.

Đăng nhận xét

Back to Top